-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Biếng ăn tâm lý ở trẻ làm sao để khắc phục?
09/03/2023 Đăng bởi: Helen Nguyen
Biếng ăn tâm lý không phải là bệnh nghiêm trọng gì mà đây là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ khi thấy con đột nhiên bỏ ăn, chán ăn, không có hứng thú với đồ ăn thì rất lo lắng, làm mọi cách ép con ăn, khiến trẻ bị biếng ăn ngày càng trầm trọng hơn.
1. Biếng ăn tâm lý ở trẻ
Biếng ăn tâm lý ở trẻ cũng không khác so với biếng ăn thông thường và cũng có biểu hiện như che miệng, ngậm chặt miệng, không cho bón thức ăn, ngậm không nuốt, trốn ăn, khó chịu khi ăn… lâu dần ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Vậy biếng ăn tâm lý là gì và nguyên nhân nào gây ra?
1.1 Là gì?
Biếng ăn tâm lý là tình trạng rối loạn chế độ ăn uống, lượng thức ăn hấp thụ cũng bị giới hạn nên khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Khi bị biếng ăn lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của trẻ.
Khi mới bị biếng ăn, bé thường ăn ít hơn khẩu phần ăn hàng ngày, lâu ngày sẽ tạo thành thói quen khiến bé quen với lượng ăn như vậy. Nếu không cải thiện tình trạng này sớm sẽ khiến trẻ dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe như loãng xương, tổn thương đến thận, thiếu hụt dinh dưỡng…
1.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân khiến trẻ gặp phải chứng biếng ăn tâm lý như sau:
- Do bố mẹ không hiểu con, luôn ép con vào khuôn khổ do mình quy định, bắt con làm những điều mình không muốn.
- Chuẩn bị bàn ăn và đeo yếm ăn, rồi cho bé tự ăn hết trong khoảng thời gian nhất định, lặp đi lặp lại hàng ngày cũng khiến bé bị chán ăn.
- Ép con ăn dù con no hoặc các món ăn lặp đi lặp lại.
- Do đột ngột thay đổi môi trường ăn và thói quen sinh hoạt.
2. Những dấu hiệu trẻ biếng ăn tâm lý bố mẹ cần biết
Để nhận biết trẻ biếng ăn tâm lý, bố mẹ hãy chú ý những dấu hiệu dưới đây:
- Bé quay mặt đi khi đến bữa ăn và khi có đồ ăn.
- Bé lấy tay che miệng, ngậm chặt miệng khi bón thức ăn.
- Bé thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng, không chịu nhai và cũng không nuốt.
- Bé từ chối bữa ăn bằng cách ăn vạ, gào khóc khi được cho ăn. Khi bón thức ăn vào miệng thì giả vờ bị nôn trớ.
- Bữa ăn chính kéo dài quá lâu.
- Trẻ không ăn hết khẩu phần ăn như mọi ngày hoặc thậm chí không hết một nửa, ăn rất ít.
Ngoài ra, nếu trẻ lớn hơn sẽ tỏ ra khó chịu khi ăn và giả vờ bị đau bụng khi đến giờ ăn.
3. Bé biếng ăn tâm lý phải làm sao để khắc phục?
Với những nguyên nhân và dấu hiệu biếng ăn tâm lý, bố mẹ nên lựa chọn những cách dưới đây để khắc phục tình trạng này.
3.1 Cho bé ăn cùng cả nhà
Nhiều mẹ quy định bữa ăn của trẻ phải ăn riêng, không có quá đông người để trẻ tập trung ăn uống và không bị xao nhãng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng khi trẻ ăn uống bình thường, ăn tốt nhưng đôi khi lâu ngày cũng khiến trẻ dễ bị chán ăn.
Đầu tiên, cách khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý hãy để cho trẻ ăn cùng cả nhà vào bữa chính cũng có tác dụng thay đổi tâm trạng, không khí ăn uống hiệu quả nhất. Hãy thử cách này cho trẻ ngay nhé xem có tác dụng không?
3.2 Giúp bé thích nghi với môi trường biếng ăn tâm lý ở nhà trẻ
Nhiều bé bị biếng ăn do nguyên nhân mới đi nhà trẻ đang lạ các bạn và các cô nên có xu hướng gào khóc, la hét, không chịu ngồi vào bàn ăn. Do đó, mẹ hãy từ từ cho bé thích nghi với thay đổi môi trường ăn uống, ngủ nghỉ.
Thời gian đầu bé mới đi học, mẹ hãy cho bé đến lớp muộn và đón sớm để bé thấy hào hứng mỗi khi được về sớm nhất lớp. Đến bữa ăn hãy cho bé thời gian để làm quen với các bạn, lâu dần bé sẽ quen với việc đi lớp và cũng hợp tác ăn uống hơn.
3.3 Thay đổi thực đơn phù hợp cho bé
Nhiều mẹ thường chế biến món ăn lặp đi lặp lại, không cải thiến cũng khiến bé bị chán ăn. Hãy thử thay đổi thực đơn liên tục hàng tuần cho bé để cải thiện tình trạng này và lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cũng cân bằng hơn.
Do trẻ có vị giác khá nhạy cảm nên khi ăn mãi một món trong thời gian dài cũng dễ bị giảm cảm giác thèm ăn, sợ ăn. Khi làm quen món mới liên tục sẽ kích thích vị giác của trẻ và lấy lại phong độ trong các bữa ăn.
3.4 Không ép bé ăn
Đa số bố mẹ khi con chán ăn, không ăn thường có thói quen “ép ăn” liên tục nhất là khi trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân hơn so với các bạn bằng tuổi thì tần suất ép ăn lại càng nhiều. Điều này, gián tiếp làm cho bữa ăn của con luôn trong không khí căng thẳng, nhiều nước mắt.
Do đó, khi trẻ biếng ăn tuyệt đối không ép ăn hãy để trẻ thật đói rồi cho bé được ăn theo nhu cầu. Do ép ăn còn khiến tình trạng biếng ăn nặng hơn, khiến trẻ ngày càng sợ ăn.
3.5 Cải thiện hệ tiêu hóa của bé
Biếng ăn tâm lý lâu ngày sẽ dẫn đến quá trình tiết các enzym có lợi cho tiêu hóa bị giảm đi nhiều. Nếu thử các cách trên mà bé vẫn không chịu ăn, các mẹ hãy thử bổ sung thực phẩm chức năng có chứa enzym có lợi có hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy bụng, táo bón cho trẻ.
Khi cải thiện được hệ tiêu hóa sẽ có tác dụng tốt khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý hiệu quả nhất giúp trẻ thèm ăn trở lại và hứng thú mỗi khi đến bữa ăn.
Trên đây, bài viết vừa chia sẻ biếng ăn tâm lý là gì, nguyên nhân và cách khắc phục cho bố mẹ áp dụng để giúp trẻ ăn ngon, ăn tốt và phát triển khỏe mạnh.